Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV? - VnExpress
VnExpress
   

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?

Để điều chế một loại vaccine mới, các nhà khoa học phải mất ít nhất một năm cho các khâu phân tích, thử nghiệm, cấp phép và sản xuất đại trà.

BTV: Thùy Ngân

Nhịp sống Chủ nhật, 23/2/2020, 06:00 (GMT+7)

VnExpress

© Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved.

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

VnExpress tuyển dụng Liên hệ: Quảng cáo / Tòa soạn

Đường dây nóng: 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

 

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite

Xiaomi đã ra mắt bộ đôi Mi 10 và Mi 10 Pro tại Trung Quốc, với thiết kế không có quá nhiều ấn tượng. Xiaomi học tập Samsung để sử dụng màn hình đục lỗ và hai cạnh uốn cong, trong khi đó cụm camera sau xếp dọc cũng không quá đặc biệt. Tuy nhiên, Xiaomi sẽ ra mắt thêm một phiên bản Mi 10 nữa, có tên là Mi 10 Lite.

Mi 10 Lite sẽ là phiên bản ra mắt tại thị trường quốc tế, trong khi đó tại Châu Á Xiaomi có thể sẽ gọi tên là Mi CC10. Và như thường lệ, đây sẽ là một phiên bản có giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, có thể thấy Mi 10 Lite cũng sẽ có một vài thay đổi về thiết kế.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite - Ảnh 1.

Điểm khác biệt chính nằm ở cụm camera sau, trong khi Mi 10 và Mi 10 Pro cụm camera sau xếp dọc, thì Mi 10 Lite có cụm camera hình tròn nằm chính giữa. Có các đường cắt chéo để chia 4 camera sau, trông khá tinh tế. Cảm biến camera chính có viền màu trắng nổi bật hơn.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite - Ảnh 2.

Thiết kế mặt trước của Mi 10 Lite khá giống với hai người đàn anh, khi có camera selfie đục lỗ nằm ở góc bên trái. Tuy nhiên cạnh màn hình có vẻ không cong, cho cảm giác đây đúng không phải một chiếc smartphone cao cấp.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên của Xiaomi Mi 10 Lite - Ảnh 3.

Hiện tại thông tin rò rỉ về chiếc smartphone này vẫn còn khá hạn chế. Nhưng có thể khá chắc rằng Biên dịch Xiaomi sẽ không trang bị chip xử lý Snapdragon 865 mới nhất trên Mi 10 Lite, thay vào đó có thể là chip xử lý Snapdragon 765G, hoặc 730G. Bộ nhớ RAM 6GB hoặc 8GB.

Tham khảo: Gizchina

"Xã hội online" tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD

Từ một anh chàng kiếm được tiền từ việc livestream trong lúc ngủ đến một anh nông dân bán hàng hóa, nông sản qua mạng,…đó chỉ là một số ít trong những cách mà người Trung Quốc đang biến livestream trở thành công cụ kiếm tiền mới.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 1.

Đã từ lâu livestream được coi là một ngành công nghiệp mới của Trung Quốc. Nhưng có lẽ phải tới khi đại dịch Covid-19 bùng phát, livestream mới thực sự trở thành từ khóa hot nhất. Đơn giản bởi nhiều tỉnh thành phố đang phong tỏa và người dân buộc phải ở nhà để tránh nguy cơ lây lan virus.

Hiện có hàng triệu người đang phải ở nhà để tránh dịch và tất nhiên điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế-xã hội. Nhưng nhìn ở mặt tích cực, đại dịch này đang khiến nền kinh tế Trung Quốc chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế số. Theo đó, tỷ lệ người dân tham gia vào các dịch vụ trực tuyến đã tăng mạnh sau hơn 1 tháng xảy ra đại dịch.

Người dân chuyển sang mua nhà trực tuyến, học sinh học từ xa hay dân văn phòng được phép làm việc tại nhà. Đó chỉ là một vài những thay đổi trong xã hội Trung Quốc hiện nay.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 2.

Các lớp Yoga hay tập luyện thể dục trực tuyến xuất hiện rất nhiều tại Trung Quốc thời điểm này

Còn với các nền tảng video ngắn và livestream, đại dịch chẳng khác nào cơ hội vàng. Bởi lẽ người dân có thời gian ở nhà và tham gia mạng xã hội nhiều hơn. Theo báo cáo của QuestMobile, các nền tảng video ngắn có tính năng livestream đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kỷ lục chỉ trong những tháng đầu năm.

Cụ thể theo thống kê trong dịp Tết nguyên đán, người dùng mạng xã hội Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc) đã dành trung bình 99 phút cho ứng dụng mỗi ngày. Con số này hồi năm ngoái chỉ là 67 phút. Kuaishou, đối thủ của Douyin cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng lượng người dùng và thời gian sử dụng ứng dụng. Cụ thể thời gian sử dụng trung bình hàng ngày đã tăng từ 44 phút lên 71 phút.

Sự gia tăng số lượng người dùng trên các nền tảng video ngắn và livestream cũng tạo cơ hội kiếm tiền cực kỳ nhanh cho nhiều người. Đơn cử như trường hợp của một người dùng tên Yuansan.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 4.

Anh này đã nảy ra ý tưởng quay livestream trong lúc ngủ nhằm kiểm tra xem mình có bị ngáy trong khi ngủ hay không. Thật bất ngờ khi đoạn livestream đăng hôm 9/2 của anh đã trở thành cơn sốt trên mạng Douyin. Sau khi thức dậy, chàng thanh niên vô cùng bất ngờ khi có tới 800 ngàn người đang theo dõi anh suốt trong thời gian ngủ.

Thậm chí người xem còn tặng quà ảo cho Yuansan với giá trị lên tới hơn 10,5 ngàn USD.

Ngay sau đó, Yuansan quyết định sẽ tiếp tục livestream ngủ thêm một hôm nữa và lần đó cũng đã ghi nhận 18 triệu người theo dõi anh ngủ. Mặc dù vậy, Yuansan cho biết không cổ xúy hình thức livestream như vậy vì mọi người có thể học theo.

Nông dân Trung Quốc cũng chạy đua với thời đại trực tuyến

Do tình hình dịch bệnh khó lường nên nông dân Trung Quốc đã học cách livestream để bán sản phẩm qua các nền tảng trực tuyến. Và thật bất ngờ khi hình thức bán nông sản kiểu mới này lại đang rất hút khách.

Ví dụ như một đoạn livestream trên nền tảng Biên dịch bán hàng Taobao đã giúp một nông dân bán được gần 5 ngàn kg cà chua, 7,5 ngàn kg dưa chuột và 3 ngàn kg dâu tây.

Taobao dù là một trang web thương mại điện tử nhưng đã sớm cung cấp cho các chủ cửa hàng tính năng livestream để bán hàng tiện lợi hơn. Và tính năng livestream trên Taobao đã tăng trưởng mạnh chỉ trong tháng qua sau khi xảy ra đại dịch Covid-19. Ước tính của Alibaba (công ty chủ quản của Taobao) cho thấy, số lượng các phòng livestream đã tăng hơn 100%.

Xã hội online tại Trung Quốc bùng nổ thời dịch Covid-19: trai xấu livestream ngủ ngáy cũng có 800 nghìn người theo dõi, được tặng 10 nghìn USD - Ảnh 5.

Ông Zhang Dingding, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Sootoo cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền tảng, ứng dụng trực tuyến sẽ còn tiếp tục duy trì trong thời gian dài. Một khi dịch bệnh được kiểm soát, ngành công nghiệp truyền thống sẽ bắt đầu hồi sinh. Ngược lại tốc độ tăng trưởng trực tuyến vẫn sẽ tăng trưởng nhưng ở mức vừa phải.

Tính đến thời điểm này, người dân của quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất thế giới vẫn đang hướng sự quan tâm tới các dịch vụ trực tuyến. Không chỉ nhằm giải trí cho khuây khỏa, mua sắm trực tuyến vì không thể đi ra ngoài mà Internet còn giúp họ học tập và làm việc từ xa. Nhưng thật khó để hình dung mọi chuyện sẽ ra sao với xã hội Trung Quốc nếu tình hình dịch bệnh kéo dài.

Tham khảo SCMP

Báo Hàn Quốc: "Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ"

Mới đây, FIFA đã công bố bảng xếp hạng tháng 1/2020 với khá ít sự thay đổi do không có nhiều trận đấu ở cấp độ ĐTQG diễn ra trong thời gian qua. Ở châu Á, Trung Quốc vẫn là đội bóng ở nhóm đầu với vị trí thuộc top 9 (hạng 76 thế giới). Tuy nhiên, những thành tích thất vọng ở vòng loại World Cup 2022 của ĐTQG và nhiều giải đấu ở cấp độ trẻ khác khiến CĐV Trung Quốc vẫn không có nhiều niềm tin với bóng đá nước nhà.

"Ngay cả khi lọt được vào top 50 thế giới đi chăng nữa thì có ý nghĩa gì chứ. Bảng xếp hạng này chẳng phải chìa khóa để giúp tuyển Trung Quốc thắng trận" , một người hâm mộ để lại bình luận trên bài viết của Sina Sport.

"Có lẽ Trung Quốc đứng hạng 11 châu Á thì hợp lý hơn. Ít nhất thì ở nhóm dưới cũng thấy Syria và Uzbekistan giỏi hơn Trung Quốc" , một CĐV khác đưa ra ý kiến.

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 1.

Bóng đá Trung Quốc vẫn đang ở trong hoàn cảnh khủng hoảng niềm tin khi ĐTQG chơi thất vọng ở vòng loại World Cup, đội U23 thất bại tại giải U23 châu Á 2020, trong khi đội U19 thậm chí còn không vượt qua được vòng loại giải châu lục.

Trong khi đó, cách đây ít ngày tờ Newspim của Hàn Quốc cũng có bài viết về bóng đá Trung Quốc, nơi chưa có được vị thế tương xứng với số tiền khổng lồ được đầu tư.

Đặc biệt, tờ báo Hàn Quốc nhắc đến Việt Nam như một ví dụ để cho thấy sự vươn lên của những nền bóng đá không quá mạnh về tiềm lực tài chính, miễn là có kế hoạch phù hợp với tiềm năng của mình.

"Trung Quốc là một quốc gia lớn với dân số cả tỷ người. Nền thể thao của họ rất mạnh, với nhiều môn dẫn đầu châu Á như bóng bàn, bóng rổ… Tuy nhiên trong bóng đá, mọi thứ dường như không thuận lợi với người Trung Quốc" , tờ Newspim mở đầu bài viết.

"Họ có nguồn lực rất lớn, thế nhưng bóng đá Trung Quốc vẫn chưa thể thức dậy. Nhìn sang hàng xóm thì có lẽ họ sẽ phải cảm thấy lo sợ sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam.

Thực ra ngay ở trận đấu giữa U22 Trung Quốc và U22 Việt Nam hồi năm ngoái, mọi việc đã được thể hiện phần nào khi HLV Park Hang-seo không gặp nhiều khó khăn để đánh bại đội bóng của HLV Guus Hiddink".

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 2.

Tờ báo Hàn Quốc tiếp tục phân tích: "Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đó, nhưng có thể thấy sự hài hòa đang là điều mà bóng đá Trung Quốc không có được. Bóng đá là môn thể thao tập thể, nhiều vị trí kết hợp với nhau để tạo ra một đội bóng mạnh. Và việc định hướng chơi ở vị trí nào cho mỗi cầu thủ từ bước đào tạo là rất quan trọng.

Tiền vệ là cầu thủ kết nối giữa phòng ngự và tấn công, phải xoay sở ở khắp mặt sân trong suốt 90 phút. Anh ta cần có sức bền như một VĐV marathon. Các tiền đạo thì cần khả năng tì đè tốt để không bị đối phương lấn lướt; còn hộ công thì chơi rộng và cần linh hoạt trong việc di chuyển, có tốc độ tốt xâm nhập vòng cấm. 

Nói chung, mỗi vị trí trên sân cần một điểm mạnh riêng. Ngoài định hướng từ nhỏ, việc đào tạo, chăm sóc y tế để cầu thủ có được khả năng cần thiết cho vị trí thi đấu của mình cũng là điều quan trọng không kém.

Nhìn vào các đội bóng của Hàn Quốc, ngay cả bóng đá học đường cũng đang làm tốt việc này, khi HLV nhìn ra vị trí phù hợp với cầu thủ, chứ không phải cứ to cao thì đá tiền đạo, chạy nhanh thì dạt biên. Trình độ các HLV của chúng ta đã tăng lên rất nhiều.

Trong khi đó, ĐT Trung Quốc thường có những cầu thủ chơi ở vị trí không phù hợp với đặc điểm thể chất của họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng kỹ năng và có thể tăng nguy cơ chấn thương".

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 3.

Hiddink hay Capello đều là những HLV nổi tiếng thế giới, tuy nhiên họ vẫn thất bại và rời Trung Quốc với nhiều thất vọng.

Tiếp tục câu chuyện về việc cần tạo ra nền tảng tốt thì mới có thể thành công trong bóng đá, cây viết của tờ Newspim lại nhắc đến trường hợp của HLV Guus Hiddink.

"Hiddink đã đưa ĐT Hàn Quốc vào đến bán kết World Cup 2002. Park Ji-sung, Song Jong-guk, Kim Nam-il và Lee Young-pyo là những cầu thủ góp công lớn để tạo ra phép màu đó, nhưng cũng đừng quên họ đều là những tài nguyên đã được HLV người Hàn Quốc Huh Jung-moo phát hiện và đào tạo từ trước. Đó chính là cơ sở để Hiddink đạt được thành công.

Còn khi Hiddink đến làm việc ở Trung Quốc, mọi việc đã rất khác. Ông ấy không tạo ra được dấu ấn nào và đã phải rời đi. "Phép thuật" của Hiddink tại World Cup 2002 trên thực tế được tạo ra bởi nền tảng đã được gây dựng từ trước của bóng đá Hàn Quốc. Không có nền tảng, chúng ta không thể tạo nên điều gì cả" , tờ báo Hàn Quốc kết lại.

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 4.